1/5/20

Bệnh học Ung thư sàng - Hàm

Bệnh học Ung thư sàng - Hàm



Ung thư xuất phát từ xoang sàng và ung thư xuất phát từ xoang hàm sau một thời gian ngắn thương lan rộng làm mất ranh giới giữa 2 xoang và có những triệu chứng tương tự. Vì vậy chúng tôi sẽ trình bày hai bệnh ung thư này trong một bài.

Loại ung thư thường hay gặp là loại êpitêliôma (êpitêlioma dạng biểu bì, êpitêliôma hình trụ, êpitêliôma tuyến, êpitêliôma không biệt hoá…).

Còn saccôma thì hiếm hơn và chỉ thấy ở những bệnh nhân trẻ.

Ung thư sàng hàm cơ thể gặp ở các tuổi từ trẻ đến người già, nhưng tuổi để bị mắc ung thư là từ 40 đến 60. Đàn ông tương đối nhiều hơn đàn bà: tỷ lệ là 3 nam 1 nữ.

Ung thư sàng hàm ít có hạch và di căn muộn cho nên đứng về mặt lý thuyết mà nói thì không phải là một ung thư nguy hiểm lắm.

Người ta chia ung thư sàm ra làm 3 loại tuỳ theo xuất phát điểm của nó: ung thư hạ tầng, ung thư trung tầng và ung thư thượng tầng kiến trúc.

1         Ung thư hạ tầng kiến trúc
Là những ung thư xuất phát từ lợi răng, từ hàm ếch.Những ung thư này được bộ lộ ra ngoài nên dễ phát hiện sớm.

1.1      Triệu chứng:
Đầu tiên chứng ta thấy sưng ở chân răng số 6, số 7, loét lợi và chảy máu. Bệnh nhân bị đau răng và đi nhổ răng. Sau khi nhổ rồi, hố răng không niền lại và có những nụ sùi dễ chảy máu. Tiếp theo đo răng bên cạnh cũng bắt đầu lung lay. Chụp X quang thấy chúng quanh hố răngcó hiện tượng tiêu xương.

Trước tình trạng đó chúng ta làm sinh thiết ở chỗ xùi và phòng xét nghiệm trả lợi là ung thư.

Dần dần vết loét thâm nhiễm vào các tổ chức lân cận và hình thàh một khối u lan ra hàm ếch, xoang hàm,và rãnh lợi má.

Bờ lợi trở lên dày, loét hôi thối và chảy máu. Các răng kế cận rụng đi. Hạch dưới hàm và hạch cảnh có thể bị sưng vì nhiễm trùng.

1.2      Thể lâm sàng:
- Ung thư bắt đầu ở phía sau: xuất phát từ chân răng số 8 và xâm nhập hố chân bướm hàm gây ra khít hàm.

- Ung thư có thể bắt đầu ở vùng răng cưa rồi lan vào hàm ếch, vào sàn mũi, lành tính xuất phát từ niêm mạc hoặc xương của bờ lợi.

1.3       Tiên lượng:
Tiên lượng của ung thư hạ tầng kiến trúc không không xây lắm. Nếu ung thư khu trú ở bờ lợi thì cóthể điều trị khỏi được. Nhưng nếu ung thư đã vào hố chân bướm hàm thì tiê lượng xấu hơn hẳn.

2         Ung thư trung tầng kiến trúc
Ung thư trung tầng kiến trúc gồm có ung thư của niêm mạc và ung thư các vách xương của xoang hàm.

Xuất phát điểm ung thư thường là ở trong xoang hàm, nhưng đôi khi ung thư có thể từ dưới  hàm ếch lên hoặc từ các tế bào sàng xuống.

2.1      Triệu chứng
- Trong gai đoạn đầu chỉ có những triệu chứng đơn giản  như ngạt một bên mũi, chảy mũi nhầy đôi khi có lẫn ít máu. Thỉnh thoảng bệnh nhân kêu nhức đầu nhưng không nhiều lắm.Xem mũi thấy ở ngách giữa có tiết nhầy hoặc mủ, đôi khi có vài nụ xùi dễ chảy máu.























Hình 66. Ung thư xoang hàm trái
 Trên phim hình ảnh xoang hàm bị mờ. Trước những triệu chứng đó người ta nghĩ đến viêm xoang hàm mạn tính.

- Sang giai đoạn sau có thêm những triệu chứng làm cho chúng ta nghĩ đến ung thư.

Nhức ở chung quanh ổ mắt và má, xì mũi ra máu.

Da ở vùng dưới ổ mắt bị mất cảm giác.

Sờ vào hố nanh thấy phồng lên và có cảm giác đóng bánh (empâtement).

Soi thấy vách mũi xoang bị đẩy dồn vào trong.

ở ngách giữa có tổ chức xùi khả nghỉ, dễ chảy máu, Thể trạng tương đối tốt,Bệnh nhân sốt nhẹ do viêm nhiễm. Tốc độ lắng hồng cầu có thể tăng lên chút ít nhưng không có gì đặc hiệu. Hồng cầu có giảm, nhưng không nhiều.


2.2      Thể lâm sàng.
a) Thể trước: nếu điểm xuất phát của ung thư ở mặt trước xoang hàm nó sẽ làm phồng hố nanh và sưng má.

b) Thể sau: ung thư xuất phát từ thành sau của xoang và lan vào hố chân bướm hàm gây ra khít hàm rất sớm.

c) Thể trên: ung thứ xuất phát từ nóc xoang hàm, phá vỡ sàn ổ mắt, đầy dồn nhãn cầu lên trên và ra trước, gây phù nền mí mắt dưới. Ung thư loại này hay nan rộng vào xương gò má và xương sàng. Khi đã lan vào xương sàng rồi thì khó mà đoán được xuất phát điểm của ung thư. Ung thư của xoang sàng tràn qua xoàng hàm cũng có những triệu chứng tương tự.

d) Thể dưới: ung thư xuất phát từ đáy xoang hàm, phá vỡ xương hàm ếch xam nhập vào niêm mạc và tạo thành một khối u ở hàm ếch, lan dần đên chân răng, răng bi lung lay và rụng.

2.3      Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào hai xét nghiệm:

a) Chụp X quang: phim theo tư thế Blôngđô cho thấy xoang hàm bị mờ đục và bờ ngoài bị phá vỡ; phim theo tư thế Hirtz cho thấy xoang sàng, xoang bướm bị ung thư xâm nhập hoặc vách sau của xoang hàm có bị vỡ. Chúng ta còn chụp thêm tư thế nghiêng để xem vách trước của xương gò má, ngành sau là vách trước của xoang hàm).

b) Sinh thiết: nếu ung thư đã xuất ngoại rồi thì làm sinh thiết rất dễ. Nếu khối u còn ở trong xoang hàm, thì phải đục xương ở hố nanh hoặc ở ngách dưới mới làm sinh thiết được.

Ung thư trung tầng kiến trúc cũng ít có hạch và di căn muộn. Tuy vậy tiên lượng xấu hơn ở hạ tầng kiến trúc.

Những ung thư đã lan rộng vào hố nanh, vào ổ mắt, vào hố chân bướm hàm, vào hai bên hàm ếch đều có tiên lượng rất xấu.



3         Ung thư thượng tầng kiến trúc
Ung thư thượng tầng kiến trúc thường xuất phát từ xoang sàng. Đặc biết là ở các tế bào sàng hàm. Cũng vì nó chiếm vị trí ranh giới giữa hai xoang hai xoang sàng và hàm nên người ta gọi nó là (ung thư ranh giới). Ung thư cũng có thể xuất  phát từ  góc t rong trên và của xoang hàm.

Nhưng dù sao trên thực tế trước một ung thư sàng hàm ở giai đoạn toàn phát, rất khó mà nói đâu là xuất phát điểm của bệnh.

Hầu hết các ung thư ở vùng này đều thuộc loại êpitêliôma trụ hoặc êpitêliôma tế bào lát hoặc êpitêliôma không biệt hoá. U tế bào trụ (cylindrome) cũng được coi như là một êpitêliôma đặc biết trong đó chất đệm bị đảo lộn và ít có khả năng di căn. Còn loạt saccôma thì ít gặp hơn. Loại lymphô êpitêliôma (sarcoépithélio - ma) càng ít thấy hơn nữa.
 

















Hình 67. Ung thư sàng hàm trái.




3.1      Triệu chứng:
Triệu chứng đầu tiên là ngạt mũi một bên ngày càng tăng. Đồng thời ở mũi chảy ra tiết nhầy trong hoặc màu hồng. Thỉnh thoảng có chảy máu cam.

Hiện tượng đau không có hoặc có rất ít (đau nhức chốc lát rồi hết).

- Sang giai đoạn toàn phát các triệu chứng trở lên  rõ rệt. Một bên mũi bị tắc liên tục, máu ở trong mũi thường chảy ra luôn, nước mũi trở lên hôi thối.

Triệu chứng đau trở lên quan trọng: bệnh nhân đau nửa đầu, đau chung quan ổ mắt, đau âm ỉ không ra cơn.

Soi mũi thấy có nhiều nụ đỏ sần xùi che lấp ngách giữa, hoặc những polyp đầy lỗ mũi. Nhìn vào mặt thấy khoé mắt bên trong bị sưng, rẽ mũi nở rộng về một bên. Nhãn cầu bệnh hơi lồi ra một chút. Bệnh nhân ăn được, ngủ được. Thể trạng còn tốt. Nhiệt độ bình tương hay hơi bình thường một chút. Hồng cầu cógiảm chút ít. Tốc độ lắng hồng cầu có thể tăng nhẹ.

- Giai đoạn thứ ba là thời kỳ ung thư lan  rộng. Khối u tràn vào ổ mắt, đẩy nhãn cầu về phía trước và phía ngoài. Lúc đầu nhãn cầu còn di động được, sau cùng bị bại liệt và mắt bị mù.

Ung thư lan rộng xuống đến xoang hàm gây ra hội chứng trung tầng kiến trúc mà chúng ta đã nói ở phần trước.

Ung thư có thể lan xuống hố mũi làm phồng cánh mũi làm mất rãnh mũi má đẩy vách ngăn vẹo sang một bên.

Trước những triệu chứng kể trên chúng ta cần làm hai xét nghiệm phi lâm sàng cơ bản: sinh thiết và chụp X quang.

Sinh thiết: trong giai đoạn  đầu sinh thiết tương đối khó,vì khối u ở trong sâu phải dùng kìm sinh thiết nhỏ chọc thủng xoang sàng qua đường mũi và cắt một mảnh niêm mạc trong xoang. Nếu sinh thiết âm tính thì phải làm lại nhiều lần,càng ngày đi càng sâu vào trong. và nếu cần có thể đục mở xoang sàng ra để làm sinh thiết.

Chụp X quang 3 tư thế: Blôngđô, Hirtz và nghiêng. Hình ảnh thường gặp là: mờ đục, hiện tượng tiêu xương và hiện tượng đẩy dồn làm cho xoang sàng nở rộng ra. Sự có mắt cùng một lúc của ba hình ảnh này trong các tư thế nổi nên tính chất ác tính của khối u.

3.2      Chẩn đoán phân loại
a) Trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm với viêm xoang mạn tính, nhưng dần dần về sau chảy máu ngày càng tăng. Hiện tượng này rất khả nghi và buộc chúng ta phải làm sinh thiết.

b) Giang mai thời kỳ có ba thể làm cho chúng ta lạc hướng được. Nhưng trong giang mai III có xương chết và rất  thối. B.W dương tính.

c) Granulôm ác tính ở giữa mặt: trong bệnh này cánh  mũi hoặc màn hầu bị loét hoại tử và sinh thiết luôn luôn trả lợi là viêm mạn tính.

4         Điều trị
Điều trị chung cho cả ba loại có thể dùng thuốc, dùng quang tuyến X hay dùng phẫu thuật.

4.1      Điều trị bằng thuốc.
Những loại thuốc hãm bào (cytostatique) như Degrannol, Endoxan tiêm vào mạch máu có thể kìm hãm sẽ phát triển của saccôma trong một thời gian.







Hình 68. Ung thư xanh Aran

 (Degranol của Hungari, tiêm vào tĩnh mạch mỗi ngày 50mg, tiêm trong 12 ngày). Các thứ thuốc chống ung thư hiện nay chỉ có tác dụng kìm hãm ung thư trong một thời gian.

Điều trị bằng quang tuyến X.

Quang tuyến X hoặc coban 60 thường hay dùng để điều trị ung thư sàng hàm loại ít biệt hoá. Liều lượng thường dùng là 6000 r phân tán trong vòng 45 ngày.

4.2      Điều trị bằng phẫu thuật.
Nếu là ung thư hạ tầng kiến trúc thì phẫu thuật xén gờ lợi cho kết quả tốt.

Nếu là ung thư ở trung tầng kiến trúc thì phải cắt xén xương hàm trên.

Nếu là ung thư ở thượng tầng kiến trúc thì nên dùng phẫu thuật khoét rỗng xoang sàng theo kiểu murơ (Moure).

Nếu ung thư đã lan rộng có khi phải cắt toàn bộ hàm trên và khoét rỗng ổ mắt.

Phương pháp điều trị tốt nhất là phối hợp phẫu thuật và quang tuyến X. Sau khi mổ độ 15 ngày bệnh nhân sẽ được điều trị Rơnghen liệu pháp.




EmoticonEmoticon