30/4/20

BỆNH HỌC: U ÁC TÍNH Ở TAI (Ung thư)

BỆNH HỌC: U ÁC TÍNH Ở TAI  (Ung thư)

1         Tai ngoài
Phần lớn ung thư của tai ngoài thuộc về loại ung thư biểu mô (êpitêliôma). Bệnh nhân là những người có tuổi. Bệnh bắt đầu bằng một hòn cứng, sần xùi dính vào sụn, dễ chảy máu, to bằng nốt ruồi ở vành tai (thường ở gờ vành hélix). Khối u tiến triển chậm trong giai đoạn đầu, lúc nó chưa loét. Về sau khi bắt đầu loét thì ung thư phát triển rất nhanh và biến thành một khối xùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai. Hạch chung quanh tai hoặc ở dãy cảnh bị thôn tính. Cuối cùng ung thư sẽ xâm nhập vào tai giữa (xem ung thư tai giữa). Xem Thêm: https://utai. com/hay

Sinh thiết cho biết rằng ung thư  thuộc về loại êpitêliôma tế bào gai (épithélioma spino-cellulaire) hoặc tế bào đáy (épithélioma baso-cellulaire). Loại épithélioma tế bào đáy biễn diễn chậm và ít di căn vào hạch.

Sacôma rất hiếm. Loại này khu trú ở dái tai và ít có hạch.

Ung thư xuất phát từ ống tai ngoài rất ít thấy. Bệnh bắt đầu bằng nụ xùi che lấp ống ta và dễ chảy máu, làm cho thầy thuốc nhầm với polyp tai. Sinh thiết sẽ phát hiện ra bản chất ác tính của u.

Tiên lượng không được tốt lắm, nhấtl à khi đã có di căn vào hạch.

Phẫu thuật cắt xen đơn thuần thường sẽ đưa đến tài phát. Phẫu thuật kết hợp với quang tuyến X với coban liệu pháp cho kết quả khá hơn một chút. Radi có tác dụng rõ rệt, nhưng hay gây ra hoại tử, mục xương.

2         Tai giữa
Ở tai giữa có hai loại u ác tính: épithélioma (ung thư biểu mô) gặp ở người có tuổi và saccôma (ung thư  tổ chức liên kết) ở người trẻ.

2.1      Épithélioma (cacxinôma)
Niêm mạc của tai giữa thuộc loại tế bào trụ, nhưng ung thư  tai giữa lại thuộc tế bào lát. Người ta giải thích hiện tượng này như sau: ung thư  phát triển trên niêm mạc bị thoái hóa dị sản (tế bào trụ biến thành tế bào lát) do viêm tai mạn tính. Trong trường hợp bệnh nhân không có tiền sử viêm tai ung thư  có thể xuất phát từ biểu mô lát của mặt ngoài màng nhĩ và xâm nhập vào thùng nhĩ sau khi làm thủng màng nhĩ.

2.1.1      Lâm sàng
Trong đa số trường hợp, bệnh xuất hiện ở một người già, bị chảy tai từ lâu. Gân đây mủ chảy tăng lên và đôi khi có lẫn máu.

Triệu chứng đau xuất hiện từng bước. Lúc đầu đau nhói nhẹ từng cơn, từng đợt. Về sau đau tăng dần, trở nên dữ dội liên tục, làm cho bệnh nhất mất ngủ, Bệnh nhân đâu trong sâu, đau lan khắp đầu. Các thuốc giảm đau không làm bớt được đau.

Triệu chứng liệt mặt xuất hiện sau triệu chứng đau: liệt toàn bộ, kiểu ngoại biên.

Khám tai: trong ống tai có mủ.

Sau khi chùi sạch mủ, chúng ta thấy màng nhĩ bị phá hủy, đáy lỗ thủng nhĩ có nhiều nụ xùi, chắc, dễ chảy máu, tái phát rất nhanh sau khi cắt. Nụ xùi có thể che lấp màng nhĩ. ở sau tai hoặc sau góc hàm bắt đầu có hạch. Hạch cứng nhưng còn di động ít nhiều.

Về sau ung thư  lan ra sào bào, xâm nhập xương chũm làm cho xương này phồng lên, da bị căng đỏ. Cuối cùng da vỡ, ung thư  xuất ngoại và hình thành một khối xùi giống như súp lơ sau tai. Đồng thời nụ xùi cũng phát triển theo ống tai ngoài ra đến cửa tai.

Mủ trở nên thối khẳn và thường có lẫn máu.

Hạch cổ sưng to và bị cố định, dính vào da. X quang giúp chúng ta đánh giá sự lan rộng của u vào xương chứ không giúp chúng ta chẩn đoán bản chất của khối u.

Biến chứng thông thường là: viêm mê nhĩ hoặc viêm não hoặc liệt các dây thần kinh số IX, số X, số XII.

Bệnh nhân sẽ chết vì viêm màng não hoặc chảy máu dữ dội do vỡ dộng mạch cảnh trong.

2.1.2      Chẩn đoán:
Chẩn đoán ung thư  tai giữa trong giai đoạn đầu rất khó: chúng ta hay nhầm với viêm tai giữ mạn tính. Nhưng khi có triệu chứng đau, liệt mặt thì chúng ta phải cảnh giác và làm sinh thiết. Sinh thiết đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán. Nhưng khó thực hiện trong giai đoạn đầu vì kìm bấm hay cắt nhầm những nụ viêm thông thường.

Có khi chúng ta chẩn đoán nhầm là viêm tai xương chũm và chúng ta mổ. Trên bàn mổ chúng ta thây xương chũm đầy nụ xùi khả nghi và gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm vi thể. Giải phẫu bệnh học trả lời là: ung thư  liên bài gai.

Chúng ta có thể nhầm ung thư  tai giữa với u cuộn cảnh (umeur du glomusjulaire). Loại u này chảy máu rất nhiều, nhưng không đau mấy. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết.

2.1.3      Điều trị:
Phẫu thuật: khoét rỗng đá chũm mở rộng kèm theo cắt bỏ ống tai ngoài và vành tai hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần của xương thái dương (xương chũm, xương nhĩ, khớp thái dương – hàm, hai phần ba ngoài của xương đá cả dây thần kinh mặt và mê nhĩ).

Quang tuyến: sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được áp quang tuyến X hoặc coban.

Đối với hạch, chúng ta có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc quang tuyến.

Kết quả: 17% sống quá năm năm (báo cáo của Leroux-Robert trước Hội nghị tai mũi họng Pháp 1957).

2.2      Saccôma
Chúng ta gặp Saccôma tai ở tuổi thiếu niên, hoặc thiếu nhi. So sánh với cacxinoma chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bệnh bắt đầu với ba triệu chứng: điếc kiểu tai giữa, chảy tai và đau tai nhẹ.

X quang cho thấy xương chũm bị phá hủy và làm cho chúng ta nghĩ đến viêm tai xương chũm cấp tính nhưng kháng sinh không có tác dụng. Bệnh tiếp tục phát triển: chảy máu tai, liệt mặt, sưng sau tai hoặc ở vùng thái dương.

Soi tai cho chúng ta thấy trong ống tai có khối xùi giống như pôlýp, chắc, ít chảy máu.

Không có hạch ở cổ hoặc chung quanh tai.

Về sau Saccôma xâm nhập vào xương chũm làm cho da sau tai căng phồng, vành tai bị đẩy dồn về phía trước, rãnh sau tai bị lấp đầy. Da có thể bị loét và ung thư  sẽ xuất ngoại.

Saccôma có thể phát triển về phía xương đá, gây ra những triệu chứng mê nhĩ như ù tai, điếc tai và chóng mặt. Dây thần kinh số VII và số VI thường hay bị liệt. Khi khối u phát triển to nó có thể gây ra liệt các dây thần kinh số IX, số X, số XI, số XII và tăng áp lực nội sọ. Bệnh diễn biến và đưa đến tử vong trong vòng sáu tháng hoặc một năm.

Khi khám bệnh chúng ta dễ nhầm, nhất là trong giai đoạn đầu, với viêm tai xương chũm cấp tính, hoặc granulôm ái toan ở xương chũm (xem u lành tính ở tai). Nhưng sự biến diễn nhanh chóng của bệnh, sự có mặt của những nụ xùi dễ tái phát ở tai, làm cho chúng ta nghi ngờ. Sinh thiết mang lại cho chúng ta  chẩn đoán chính xác.

Tiên lượng của bệnh này xấu hơn tiên lượng của êpitêliôma tai: bệnh biến diễn nhanh hơn và có xu hướng lan rộng hơn mặc dù có điều trị.

Điều trị trong giai đoạn đầu dựa vào phẫu thuật khoét rỗng đá chũm kèm theo tia quang tuyến, côban. Saccôma xơ ít nhạu cảm với tia quang tuyến. Khi ung thư  đã lan rộng, chúng ta không nên dùng tia quang tuyến (gây ra cơn đau dữ dội) mà chỉ nên dùng thuốc giảm đau một cách tạm bợ.



EmoticonEmoticon