4/5/20

Bệnh Học Pôlyp mũi

Bệnh Học Pôlyp mũi

Trên lâm sàng pôlyp mũi được coi như là một khối u nhưng về mặt cơ thể bệnh học thì không phải là một u thật sự. Pôlyp mũi (trừ pôlyp viêm) là những quá phát cục bộ của niêm mạc trong đó tổ chức đệm bị phù nền, căng phồng và mọng nước.

Pôlyp là hậu quả của phù nền kéo dài mà nguyên nhân có thể là dị ứng, viêm nhiễm mạ tính, suy nhược niêm mạc, rối loạn vận mạch…

Pôlyp là một khối mềm, hình trái soan có cuống hoặc không có cuốn màu hồng nhạt trong như thạch.

1         Thành phần của pôlyp:
- ở ngoài là một lớn biểu mô với những tế bào hình trụ lông chuyển đôi khi còn nguyên vẹn. Trong những pôlyp to lớn, lớp biểu mô này có thể thay đổi:

- Lớp đệm (chrrion) là một tổ chức liên kết trong đó các tế bào xơ ((fibro-blastes) cấu kết với nhau thành màng lới lỏng lẻo bị chất dịch phân tán.. Cấu tạo của chất dịch cũng gần giống như huyết tương nhưng có nhiều fibrin hơn.

Nếu pôlyp bị thòi ra ngoài lỗ mũi nó sẽ bị loét và xơ hoá. Các mạch máu phát triển nhiều và pôlyp bién dạng gióng như là u mạch máu.

Trong pôlyp thường hay có những nang đỏ do các tuyến nhầy tạo ra, chứa đựng chất nhầy trắng giống như mủ.

Người ta còn thấy trong pôlyp có những tế bào viêm như là lymphô cầu, plasmô cầu, đơn nhân cầu, tế bào đa nhân ái toan…

Niêm mạc mũi và viêm mạc xoang giống nhau nên pôlyp xoang cũng có những đặc điểm giống hệt pôlyp mũi.

2         Triệu chứng.
1.                          Pôlyp mũi bắt đầumột cách từ từ, bệnh nhân bị ngạt mũi ngày càng tăng ngạt một bên hoặc hai bên, có kèm theo cảm giác căng ở trán, hoặc nặng đầu. ở một số bệnh nhân lại có kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, cay mắt giống như là viêm mũi dị ứng. Những rối loạn này xuất hiện tuỳ theo độ ẩm và nhiệt độ của không khí, tuỳ theo thời tiết.

2.                          Soi mũi trong giai đoạn đầu chỉ thấy cuốn giữa bị quá phát, niêm mạc của ngách giữa bị phù nề, có một vài pôlyp nhỏ lẩn dưới cuốn giữa.

Dần dần pôlyp to lên và thòi ra khỏi ngách mũi. Khối u này nhẵn, mềm màu xám nhạt hoặc hơi vàng. Chúng ta có thể theo dõi nó đến tận gốc ở ngách giữa. Nếu có nhiều pôlyp thì chúng chen chúc với nhau ở ngách giữa như chùm nho và có thể bịt kín cả lỗ mũi. Khi bôi côcain hay êphêdrin, pôlyp không co lại.

Pôlyp có thể to bằng ngón tay cái hoặc nhỏ bằng hạt gạo. Loại pôlyp nhỏ khó nhìn thấy và thường bị sót khi điều trị.

Dùng que trâm thăm dò sẽ thấy pôlyp mềm, không đau và ít chảy máu. Que trâm còn giúp chúng ta tìm ra chân bám của pôlyp : nói chung chân bám thường ở ngách giữa nhưng có thể ở cuốn giữa. Que trầm còn giúp chúng ta phân biệt pôlyp với cuốn giữa thoái hoá : pôlyp không có cốt bằng xương, còn cuốn giữa có cốt xương.

Khi pôlyp phát triển to và thập thò ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau thì nó bị biến dạng thành khối u đỏ, không bóng, chắc, dễ chảy máu. Cánh mũi bị pôlyp đẩy phòng lên.

Soi mũi giúp chúng ta phát hiện những pôlyp phát triển về sau. Pôlyp có thể vượt cửa mũi sau và thò ra vòm mũi họng.

Chụp X quang xoang rất cần thiết để phát hiện bệnh tĩchoang vì trong đại đa số trường hợp, pôlyp mũi chỉ là một triệu chứng của viêm xoang. Đôi khi cần phải bơm lipiôdol vào xoang mới phát hiện được bệnh tích xoang. Trong trường hợp có pôlyp xoang chúng ta sẽ thấy lipiôdol chỉ chiếm một phần hốc xoang và để lại một hình ảnh tròn đều, trong sáng.

Pôlyp biến diễn chậm, ngày càng to lên nhưng không ác tính hoá pôlyp làm trở ngại hô hấp và sự dẫn lưu do đó tạo điều kiện cho viêm nhiễm kéo dài vô tận.

Những pôlyp to có thể ảnh hưởng đến tai vì nó làm tắc vòi Ơstasi.





Hình 49. Pôlyp mũi Hình 50. Cắt pôlyp mũi

1. pôlyp ở phía trước; bằng thòng lọng

2. pôlyp ở giữa

3. pôlyp ở của mũi sau

3         Thể lâm sàng
Các thể lâm sàng như pôlyp đơn độc Killian, pôlyp cửa mũi sau hội chứng Woakes, bệnh pôlyp mũi (polypose) là những bệnh của  xoang nhiều hơn của mũi nên sẽ nói rõ ở phần viêm xoang mạn tính (trang 125).

4         Chẩn đoán
Có mấy điểm cần lưu ý:1. Chẩn đoán pôlyp thường hay nhầm với thoái hoá cuốn giữa. Phải dùng que trâm thăm dò mới phân biệt được. Không nên nhầm pôlyp với thoái hoá cuốn mũi vì điều trị hai bệnh khác nhau.

2. Pôlyp mũi thường đi đôi với viêm xoang mạn tính. Cần phải chụp điện để xem có viêm xoang không.

Điều trị pôlyp đơn thuần với điều trị viêm xoang mạn tính có pôlyp.

3. Pôlyp có thể che dấu một u ác tính của mũi: U ác tính ở tít trên cao tận xoang sàng, còn pôlyp lành tính ở ngay đầu cuốn giữa hoặc ở tiền đình. Vì vậy nên khi bệnh nhân có pôlyp và nhức đầu, chảy máu chúng ta phải nghĩ đến ung thư và làm những xét nghiệm cần thiết (chụp X quang, sinh thiết…).

Trong trường hợp pôlyp ở cửa mũi sau. Chúng ta có thể nhầm với u xơ vòm mũi họng. U xơ thường gặp ở tuổi thiếu niên và luôn luôn gây ra chảy máu nhiều.

5         Điều trị
Nếu là pôlyp đơn thuần, điều trị tương đói dễ : chỉ cần gây tê rồi lấy thòng lọng giật pôlyp sát tận chân bám.

Nhưng trên thực tế những trường hợp pôlyp đơn thuần như vậy rất hiếm đại đa số bệnh nhân có pôlyp đều có viêm xoang mạn tính. Vì vậy nếu chỉ cắt pôlyp mà không điều trị viêm xoang thì pôlyp sẽ mọc lại rất nhanh.

Điều trị các thể lâm sàng của pôlyp mũi do xoang sẽ được trình bày ở phần viêm xoang mạn tính (xem trạng 125).




EmoticonEmoticon