Bệnh học U lành tính ở xoang
1 U xương
U xương ở xoang tương đối hiếm. Bệnh này thường gặp ở người trẻ vào khoảng mười đến hai mươi tuổi.
U xương thường xuất phát ở xoang trán hay xoang hàm, ít khi ở xoang sàng. về sau khi u phát triển to, nó có thể xâm nhập vào hố mũi.
Đây là một khối xương cứng đặc ngà, gầm có nhiều lớp đồng tâm. Càng ngày nó càng lớn lên, đẩy dồn các bộ phận kế cận, và vẫn có một cái cuống nhỏ ở chỗ chân bám. U xương không hề thâm nhiễm vào tổ chức khác.
1.1 Triệu chứng
Bệnh bắt đầu một cách âm thầm không có triệu chứng. Khi nào lỗ thông của xoang bị tắc mũi lúc đó mới có triệu chứng nhức đầu hoặc khi nào khối u lan đến mũi lúc đó mới có triệu chứng ngạt mũi hay mất khứu giác.
Dần dần u xương lớn ra, niêm mạc bị căng, ngày càng mỏng đi và cuối cùng bị loét chảy máu. Đồng thời mũi bị tắc, có mủ thối. Dùng que châm thăm dò thấy có hiện tượng chạm xương.
Có những u xương to bằng quả cam hay nắm tay gây ra biến dạng xương mặt hoặc chèn ép các cơ quan lân cận với những hậu quả như lồi nhãn cầu, chảy nước mắt, mủ mắt, nhức đầu…
Nếu u xương khu trú ở sàn mũi chúng ta có thể nhầm với răng mọc ngầm.
1.2 Chẩn đoán
bệnh này phải dựa vào X quang. U xương thể hiện trên phim bằng hình ảnh một đám đen đặc, hình đều đặn, bờ rõ rệt nằm trong xoang trán hoặc xoang hàm, có khi có cả chi nhánh vào xoang sàng.
Không nên nhầm hình ảnh giả tạo gây ra do sự gồ ghề của mặt trong xoang với u xương. Hình ảnh giả tạo sẽ biến mất ở tư thế nghiêng, trái lại nếu là u xương thật nó vẫn tồn tại bất kỳ ở tư thế nào.
Nếu chụp theo hai tư thế: thẳng và nghiêng. Chụp cắt lớp rất cần thiết để định khu.
Phim sẽ giúp chúng ta loại ra những u cứng ở vùng mũi xoang như là u sụn ở hố mũi, u nang (kén) ở đầu xương cuốn giữa, u nang (kén) do răng ở xương hàm.
Trong trường hợp niêm mạc bị loét và thối, chúng ta có thể nghĩ đến ung thư hoặc giang mai nhưng sinh thiết và B.W. sẽ làm tan hết mối nghi ngờ. Nên nhớ rằng hình ảnh của lồi xương do giang mai (exostose syphilitique) cũng giống như u xương ỏ xoang trán.
1.3 Điều trị
phải dùng phẫu thuật cắt khối u. Nhưng u xương ở xoang trán và xoang sàng thường khó lấy vì nó hay dính vào nền sọ. người ta thường dùng phay (fraiie) điện để mài khối u.
2 U nhầy
U nhầy thường thấy ở xoang trán. U nhầy xoang bướm và xoang sàng tương đối hiếm.
Un nhầy là một loại u nang (kén) chứa đựng chất nhầy, nằm trong xoang và có khả năng làm mòn thanh xương để xuất ngoài ra dưới da.
Vấn đề bệnh sinh hiện nay chưa thống nhất , có người cho là vì tắc lỗ thông nên tiết nhầy bị ứ đọng và làm giãn xoang, có người cho đó là một bệnh bẩm sinh giống như là u nang do răng sinh.
2.1 Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh nhân có cảm giác nặng đầu, đau nhẹ ở trán nhưng ít lưu ý đến. Xương chưa bị mòn nên da ở vùng trán có vẻ bình thường, nhưng nếu ấn vào đấy thấy đau hơn bên kia.
Khám mũi không thấy gì lạ.
Thường là tình cờ mà phát hiện ra bệnh, nhân dịp gửi ngời bệnh đi chụp X quang vì một lý do nào đó.
Trong giai đoạn thứ hai, xương bị mòn và mỏng dần. U nhầy làm phồng góc trong và trên của hố mắt.
Ngón tay ấn vào vùng tráncó cảm giác như là ấn quả bóng bàn vì vỏ xương rất mỏng.
Sau cùng lớp xương mỏng bị vỡ nốt và u nhầy xuất hiện dưới da, làm căng da góc trong và trên của hố mắt, làm phồng mi mắt, Nhãn cầu có thể bị dồn ra phía ngoài và phía dưới (u nhầy xoang trán) và bệnh nhân bị song thị.
Sờ vào khối u có cảm giác căng mọng, lấy ngón tay ấn thì u lõm chỗ này phồng chỗ kia giống như một cái túi cao su đựng đầy nước. Chung quanh khối u có bờ xương cứng. Bình thường khối u không đau trừ khi bị viêm nhiễm.
Chụp X quang: xoang trán bị mờ và nở rộng, vách ngăn bị đẩy dồn, thành trước bị xoá nhoà, U nhầy có thể to bằng quả trứng gà.
Khi chọc u sẽ hút ra được một chất nhầy đặc màu vàng.
2.2 Chẩn đoán
trong giai đoạn đầu có thể nhầm với u xương, với viêm xoang mạn tính. Sang giai đoạn thứ hai có thể nhầm với viêm xoang trán xuất ngoại nhưng trong trường hợp này hiện tượng viêm nhiễm là triệu chứng nổi bật.
2.3 Điều trị
Phẫu thuật đục mở xoang, bóc tách toàn bộ vỏ của u nhầy. Nếu không bóc tích được phải nạo xoang và mở rộng đường dẫn lưu xuống mũi bằng cách khoét rỗng xoang sàng trước.
3 U năng răng sinh
(Kyste dentifère)
U nang (kén) răng là những u lành tính có đựng một cái răng phát sinh từ những mảnh biểu bì Malassez còn sót trong xương hàm. Mảnh biểu bì Malassez là những mảnh vụn, mảnh thừa của tổ chức biểu bì có nhiệm vụ tạo ra mầm răng. Những mầm biểu bì thừa này thường nằm yên trong xương hàm suốt đời. Nhưng ở một số người do tác động liên tục của chấn thương nhẹ, của viêm mạn tính và nhiều yếu tố nữa mà chúng ta chưa biết, đột nhiên những mầm này phát triển thành u nang.
U nang răng thường thấy ở hàm dưới hoặc hàm trên và có khi ảnh hưởng đến xoang hàm, nên bác sĩ tai mũi họng cũng cần biết để chẩn đoán. ở đây chúng ta chỉ nói đến u nang ở xương hàm trên.
U nang gồm có một cái vỏ bằng tổ chức xơ chứa đựng chất xền xệt, màu vàng nâu và một cái răng, thân răng cắm vào trong, chân thòi ra ngoài.
Chân răng này ngắn và sơ sài. Trong một số trường hợp đặc biệt người ta thấy trong kén có một mớ hạt ngà tượng trưng cho răng chưa hình thành.
3.1 Triệu chứng
Bệnh nhân thường là trẻ : dưới 30 tuổi. Bệnh bắt đầu lúc nào không ai biết vì nó không có triệu chứng và bệnh nhân chỉ làm phồng mặt ngoài của hố nanh.
Lúc đầu u nang còn năm sâu trong xương hàm và chỉ làm phồng mặt ngoài của hố nanh. Ngón tay đặt vào rãnh lợi má sờ thấy một khối u cứng như xương, không đâu, niêm mạc bình thường.
Lúc khám răng thấy thiếu một răng ở hàm trên, thường là răng nanh. Có khi thiếu răng mà chúng ta không để ý vì có một cái răng sữa tồn tại và thay thế vào chỗ răng thiếu.
Dần dần u nang ăn mòn xương, biến vách xương hố nanh thành một lớp xương mỏng. Ngón tay ấn vào hố nanh có cảm giác như là ấn vào quả bóng bàn. Mặt khác u nang cũng xâm nhập vào xương và đẩy dồn niêm mạc xoang về phía vách mũi xoang.
Sau cùng vỏ xương của u nang bị tiêu huỷ và vỏ u nang đến tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc rãnh lơị má.
Ngón tay sờ vào đấy có cảm giác như là một cái túi bằng cao su đựng nước.
Nhìn ngoài chúng ta thấy vùng hố nanh sưng to, rãnh mũi má bị đầy.
Suốt trong quá trình biến diễn, bệnh nhân không đau, không sốt.
3.2 Chẩn đoán
Chụp X quang cho chúng ta thấy hình ảnh của u nang và cái răng, thân cắm vào trong, chân thòi ra ngoài.
Dùng kim chọc sẽ hút ra được một chất xền xệt như sirô, có nhiều côles, têrin. Sau khi chọc phải mổ ngay vì u nang có thể bị viêm nhiễm gây đau đớn cho bệnh nhân.
3.3 Điều trị:
rạch niêm mạc rãnh lợi tiền đình, bóc tách toàn bộ cái bọc u nang dùng kim nhổ cái răng mọc ngầm trong xương hàm, thống nhất xoang hàm và hố tạo ra bởi u nang. Sau đó mở đường dẫn lưu vào mũi và khâu rãnh lợi má.
4 U nang chân răng (Kyste radiculo-dentaire)
U nang (kén) chân răng xuất phát từ chân của một răng bị sâu. Loại u nang này thường gặp hơn u nang răng sinh (kyste dentifère).
Chân của răng sâu luôn luôn cắm vào trong u nang còn thần thì ở ngoài.
Vỏ bọc của u nang bằng tổ chức liên kết bám chặt vào các dây chằng răng. Mặt trong của bọc có một lớn liên bào dẹp che phủ. Nội dung của u nang là chất lỏng màu vàng chanh hoặc đục có nhiều côlesterin óng ánh.
4.1 Triệu chứng
ở đây cũng giống như trong u nang răng. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm ở trong xương hàm gần sát chân răng và bệnh nhân chỉ để ý đến khi u nang đã tương đối to làm phồng hố nanh và rãnh lợi má.
Lúc đầu u cũng cứng, về sau xương bị mòn dần và u nang phát triển đến sát niêm mạc của rãnh lợi má hoặc da của hố nang. U trở nên mềm và lùng nhùng như một cái túi cao su đựng nước căng.
Trong bệnh u nang chân răng, các răng đều mọc đủ nhưng có răng bị sâu hoặc chết, đó là xuất phát điểm u nang.
Hơn mữa u nang chân răng có thể bị nhiễm trùng mưng mủ và vỡ ra thành lỗ dò ở niêm mạc hoặc da. Trong trường hợp này bệnh nhân có sốt và đau.
4.2 Chẩn đoán
Chụp X quang ở giai đoạn đầu: lúc u nang còn nhỏ, thấy có một bóng mờ tròn bằng hạt ngô ở chân răng. Người ta có thể nghĩ đến granulôm chân răng. Nhưng trong granulôm, bờ không rõ bằng trong u nang.
Về sau u đã to rồi, phim sẽ cho chúng ta thấy một cái u nang mờ đục to bằng đầu ngón tay, trong đó có một cái chân răng cắm vào. Chung quanh u nang xương bị mờ vì mất chất vôi.
4.3 Điều trị
bằng phẫu thuật giống như trong u nang răng đã nói trong bài trước. Sau đó phải nhỏ cái răng sâu.
Những loại u như u men răng (èpithélioma adamatin) u răng (odontome), u huỷ cốt bào (tumeur à myéloplaxes)… hầu như chỉ thấy ở hàm dưới và không gây tác hại đến xoang hàm nên chúng tôi không nói đến. Những bệnh đó thuộc về khoa Răng hàm mặt.
EmoticonEmoticon