22/4/20

Bệnh Viêm Họng VinCent - Vanh xăng

Bệnh Viêm Họng VinCent - Vanh xăng

Viêm họng vanh xăng (Vincent) nằm trong nhóm viêm họng loét. Do nhóm phối hợp vi trùng thoi và vi trùng xoắn gây ra.

Vi trùng thoi và vi trùng xoắn là những tạp trùng không đặc hiệu thường thấy trong miệng. Chúng chỉ gây bệnh khi nào cơ thể bị suy yếu giảm sức đề kháng vì rối loạn dinh dưỡng.

Nguyên nhân khởi phát thường là sâu răng, cao răng, viêm bao răng khôn, tạo ra rối loạn dinh dưỡng ở niêm mạc họng.


Triệu chứng

1. Bệnh thường gặp ở những người trẻ và bắt đầu một cách trầm lặng.

Bệnh nhân đến khám vì thấy trong mình mỏi mệt, rát họng, nuốt đau ở một bên. Trên amyđan bên đau có một vết trắng đục, niêm mạc chung quanh đỏ.

Vết trắng ngày càng lớn ra và khu trú ở amyđan. Đây là một lớp giả mạc dày, trắng đục, dễ vỡ.

Amyđan bên kia có vè bình thường. Hơi thở có mùi hôi. Nước bọt chảy nhiều.

2. Vài hôm sau giả mạc rụng đi, để lại một lớp loét không sâu, bờ cao, thành đứng, đáy màu xám hoại tử. Có khi vết loét bị trụ trước che kín cần phải vén trụ trước lên mới nhìn thấy rõ.

Ngón tay sờ thấy amydan không bị thâm nhiễm cứng. Hạch chỉ có ở bên bệnh. : hạch to vừa, đau, không có viêm chung quanh hạch và khu trú ở sau góc hàm dưới. Triệu chứng chức năng trở lên rõ rệt: nuốt đau.

Các thể lâm sàng

1. Thể giả mạc:

Giả mạc khu trú ở một phần của amdan và rụng đi sau bốn năm hôm. Niêm mạc không loét mà chỉ đỏ. bệnh nhân nuốt hầu như không đau. Triệu chứng toàn thân rất ít.

2. Thể đau:

Amydan sưng to, các trụ và màn hầu phù nề. hạch cổ cũng sưng kèm theo viêm xung quanh hạch. Nhiệt độ cao. Bệnh nhân nuốt rất khó khăn vi đau.

Trong thể này thường có sự tham gia của vi trùng sinh mủ như tụ cầu, liên cầu.

Biến diễn

Viêm họng Vanh xăng viến diễn tốt đối với người khoẻ có sức đề kháng dồi dào. Sau độ 8 đến 10 hôm vết loét sẽ sạch dần, bắt đầu lên nụ và liền kín lại. Hạch cổ khỏi chậm hơn.

Triệu chứng suy nhược (asthénie) kéo dài một thời gian sau khi bệnh tích ở họng đã lành.

Trái lại ở những thể địa  yếu, bệnh kéo dài hơn và có thể lan ra lưỡi, ra miệng.

Nói chung trong hai trường hợn noi trên bệnh đều có thể tái phát nhiều lần…

Chẩn đoán

Sự có mặt của vi trung thoi và vi trùng xoắn không có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán hai loại vi trùng này có thể gặp trong các bệnh viêm khác của họng. Tuy vậy xẹts nghiệm vi trùng vẫn có giá trị vì nó giúp chúng ta loại trừ bệnh bạch hầu.

Chẩn đoán viêm họng VinCent - Vanh xăng dựa vào lâm sàng là chính.

Cần loại ra các bệnh:

- Viêm họng do các bệnh máu (bạch cầu cấp, mất bạch cầu hạt) bằng cách đếm hồng cầu và làm công thức bạch cầu.

- Ung thư amydan bội nhiễm bằng cách làm sinh thiết.

- Loét amydan do sỏi: bằng cách dùng que trâm thăm dò vết loét (cảm giác chạm vào đá).

- Bạch hầu bằng cách cấy vi trùng như đã nói ở trên. Bạch hầu thường ở cả hai bên và lan ra màn hầu, ra trụ.

- Săng (chancre) giang mai ở amydan. Bệnh này có triệu chứng gần giống như bệnh vanhxăng: loét một bên, ít đau, thể trạng tốt. Nhưng trong giang mai amydan bị thâm nhiễm cứng, có nhiều hạch bao vây một hạch to. Trong trường hợp khó giải quyết cần phải dùng kính hiểm vi ultropak để phân biệt treponenpalidum với vi trùng xoắn, thường phản ứng B.W trong giang mai xuất hiện muộn (25 ngày sau khi mắc bệnh) nên không giúp nhiều cho chẩn đoán.

Trong trường hợp chưa phân biệt rõ không nên dung pênixilin vì thuốc này dùng không đúng liều lượng, có thể che đậy bệnh mà không chữa khỏi hẳn giang mai. Hơn nữa bệnh viêm họng Vanhxăng thông thường có thể chữa khỏi bằng thuốc côlutoa bôi miệng.

- Lao họng: lao họng loét chỉ thấy ở giai đoạn cuối cùng cuả lao phổi trong đó các triệu chứng lao đã quá rõ rệt.

Điều trị

1. Điều trị cụ bộ:

- Bôi thuốc colutoa (colutoire) làm với sunfasenobenzon (sulfarsénobenzenzol dùng ngay trong 12 gof.

                                     sunfasenobenzon             0,30g

                                     glyxerin                           30g

- Bôi họng bằng dung dịch pênixilin 20.000 đơn vị trong 1ml hoặc ngậm viên pênixilin.

- Gỡ giả mạc rồi chấm phênol vào ổ loét.

2. Điều trị toàn thể:

Pênixilin tiêm: chỉ nên dùng khi nào bệnh kéo dài và chắc chắn không phải giang mai.

3. Phòng bệnh: Chữa răng sâu, răng bệnh, cắt amydan.

Tránh dùng chúng chén, đũa, ly, muỗng của người bệnh


EmoticonEmoticon