28/4/20

BỆNH HỌC: TIẾNG KÊU TRONG TAI

BỆNH HỌC: TIẾNG KÊU TRONG TAI


Ng­ời ta quen gọi tiếng kêu trong tai là ù tai. Đây là những ảo giác âm thanh hoặc những tiếng động sinh lý hay bệnh lý của cơ thể. Ng­ời ta xếp ù tai ra làm hai loại lớn: Tiếng kêu chủ quan và khách quan. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề  ù tai chủ quan trong vài các hội trứng  lớn của tai. ở đây chúng tôi sẽ nhắc lại ù tai chủ quan và nhấn mạnh vấn đề tiếng kêu khách quan.

1         Ù TAI CHỦ QUAN
Trong ù tai chủ quan, chỉ có một mình bệnh nhân nghe tiếng ù.

ù tai chủ quan bắt nguồn từ sự kích thích bất kỳ ở một bộ phận nào của tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong) hoặc của hệ thống chuyển vận luồng thần kinh từ tai lên não , tiếng ù th­ường là một ảo giác hoàn toàn chủ quan tạo ra bởi hệ thống thần kinh giác quan của tai khi nó bị kích thích một cách bệnh lý. Trong một số ít tr­ường hợp, tiềng ù bắt nguồn từ những tiếng động có thật trong cơ thể (tiếng tim đập, tiếng máu chảy) mà tai bình th­ường không nghe đ­ược

1.1      TRIỆU CHỨNG
Ng­ời ta chia tiếng ù tai ra làm hai loại: Tiếng ù tai âm nhạc và tiếng ù không âm nhạc.

Tiếng ù âm nhạc gồm có những tiếng âm trầm nh­ tiếng ruồi bay, xay thóc, tiếng sóng biển vỗ vào bãi sò ốc, tiếng xì hơi của nồi n­ước xôi, tiếng ầm của đoàn xe lửa... Hoặc tiếng âm cao nh­ còi thổi, chuống ngân, dế kêu, chim hót... những tiếng ù này có thể làm trở ngại cho việc đo thính lực bằng âm thoa hai đo thính lực bằng thính lực kế.

Tiếng không âm nhạc t­ương đối  hiếm hơn; đó là những tiếng va chạm, tiếng nổ, tiếng cọ xát...

C­ường độ cửa ù tai có nhiều mức độ khác nhau, có những tiếng ù tai rất khé, chỉ nghe đ­ược trong đêm thanh vắng, có những tiếng ù làm inh tai, nhức óc đến mất đ­a đến mất ngủ suy, nh­ược thần kinh, suy nh­ược tinh thần. Nói chung tiềng ù th­ường hay tăng lênkhi máu dồn nhiều về đầu (nằm đầu thấp, đi ra nắng, uống r­ợu.. khi mệt nhọc hoặc khi lo lắng nhiều.

Vị trí của tiếng ù  ở một bên  tai hoặc cả hai bên tai. Trong tr­ường hợp tiếng ù to bệnh nhân có ấn t­ượng rằng tiếng kêu ở trong đầu.

1.2      Nguyên nhân:
Nguyên nhân có thể ở trong tai hoặc ở ngoài tai.

1.2.1      Nguyên nhân trong tai:
- Tai ngoài: Ráy tai, nhọt ống tai ...

- Tai giữa: Viêm tai cấp tính và mạn tính, xơ nhĩ , xốp xơ tai, ù tai, tắc vòi Ơxtasi.

- Tai trong: Viêm mê nhĩ. xơ mê nhĩ,rối loạn vận mạch mê nhĩ, thay đổi áp lực n­ước nội dịch và ngoại dịch, hội chứng Mênie, viêm dây thần kinh số VIII, u dây thần kinh số VIII, tăng áp lực hố não sau, vỡ x­ương đá, viêm màng nhện hố cầu tiểu não...

Trong tr­ường hợp ù tai do rối loạn vận mạch chúng ta có thể chẩn đoán sung huyết hay bần huyết mê nhĩ bằng cách cho ngửi nitrit amyl, thuốc giãn mao mạch. Nếu sau khi ngửi, ù tai tăng lên chúng ta kết luận rằng  chóng mặt do sung huyết; trái lại nếu ù tai giảm đi thì là do bần huyết mê nhĩ.

1.2.2      Nguyên nhân ngoài tai.
Nguyên nhân thuộc về toàn thânvà tác động đến tai đã bị suy yêú sẵn.

Những nguyên  nhân toàn thân là: Cao huyết áp, thấp huyết áp, mãn kinh,bần huyết, suy nh­ược thần kinh...

Ngoài ra một số nguyên nhân cục bộ cũng có thể gây ra ù tai: U tiểu thể cảnh, bệnh h­ khớp ở cột sống cổ...

2         Ù TAI KHÁCH QUAN
Trong ù tai khách quan cả bệnh nhân và thầy thuốc đều nghe tiếng kêu trong ng­ời của bẹnh nhân. Những tiếng kêu này xuất phát từ trong tai hoặc ngoài tai.

2.1      TIẾNG KÊU TRONG TAI
Tiếng kêu trong tai th­ường là do sự co cơ búa làm căng màng nhĩ. Tiếng kêu giống nh­ cành cây khô gẫy hoặc tiếng  phất cờ.

Chúng ta có thể nhìn thấy màng nhĩ di động khi tai phát ra tiềng kêu.

Một đôi khi sự co cơ của cơ bàn đạp cũng có thể  tạo ra tiếng kêu trong tai, tiếng kêu này nhỏ hơn và trầm hơn tiếng trên.

Ngoai ra sự cơ đột ngột của cơ bao màn hầu trong và ngoài, mở banh lao vòi Ơxtasi cũng có thể gây ra tiếng kêu “tách” giống nh­ tiếng tặc l­ỡi. Hiện t­ượng này th­ường thấy trong giật cơ màn hầu (myoclonie du voile)

2.2      TIẾNG KÊU NGOÀI TAI
Tiếng kêu ngoài tai  gồm có tiếng kêu động mạch và  tĩnh mạch.

Tiếng động mạch và những tiếng thổi tâm thu, cùng nhịp với mạch, gặp trong tr­ường hợp phình động mạch cảnh trong hoặc rò động tĩnh mạch ở cổ.U cuộn cảnh  cũng có thể  gây ra ù tai.  Khi chúng ta đè bẹp  các mạch máu lớn ở cổ thì những tiếng này sẽ giảm hoặc mất. Trong hẹp động mạch ( động mạch cảnh,động mạch đốt sống...) do xơ vữa động mạch đôi khi có tiếng thổi.

Tiếng kêu của tĩnh mạch  có tính chất liên tục  và tăng lên một chút theo nhịp tâm thu. Nguyên nhân của tiếng kêu  là do giãn vịnh cảnh.

Trong bần huyết hoặc bệnh xanh l­ớt của thiếu nữ (chlorose) ,khi đặt ống nghe vào vùng tĩnh mạch  cảnh chúng ta nghe tiếng kêu  giống nh­ tiếng quay tơ

3         ĐIỀU TRỊ
Phần lớn  các ph­ương pháp nếu lên sau đây chỉ giải quyết triệu chứng.

3.1      Dùng thuốc
- Siro pôlybromua, gacdênan.

- Viên Mêglin , ngày 3 viêm.

- Hyposterol: ( phéntl -éthyl-acéamide) 0,04g, mỗi ngày uống 3 viên.

- Cao lạc tiên: uống 1 thìa cà phê tr­ước khi đi ngủ.

- Cao mai rùa:  Mỗi ngày uống 10g ( hấp cho chảy ra rồi hòa với mật ong).

Xem thêm cách điều trị ở phần chóng mặt.

Nên kiêng cà phê, thuốc lá, r­ợu, tránh những nơi ồn ào, không lao lực quá độ.

3.2      Phẫu thuật.
 - Cắt dân thần kinh thừng nhĩ.

- Cắt dây thần kinh Jacôpssơn (chi nhánh của dây thần kinh số IX) trong hòm nhĩ.

- Riêng trong tr­ường hợp ù tai  có kèm theo chóng mặt và điếc chúng ta có thể cắt dây thần kinh số VIII.

- Phẫu thuật buộc mạch máu nếu là ù tai  do phình động mạch hoặc tĩnh mạch.Cắt bỏ u cuộn cảnh nếu do u cuộn cảnh gây nên.

3.3      Điều trị nguyên nhân.
 Đối với ù tai do  cao huyết áp mạn tính, suy gan, suy tuyến giáp trạng, do biên xoang mặt  do tai ngoài hoặc tai giữa, chúng ta  phải điều trị nguyên nhân.


EmoticonEmoticon