31/1/16

Sốt xuất huyết - Dengue Fever & Dengue - Hemorrhagic Fever (DHF)

Sốt xuất huyết - Dengue Fever & Dengue - Hemorrhagic Fever (DHF)


I.Đại cương
1. Đặc điểm chung
+ Dengue là từ đồng âm 'ki denga pepo' của Phi châu, phiên qua tiếng Anh vào quãng 1827-28 khi có bùng phát dịch ở vùng Caribean.
+ 1789 Benjamin Rush báo cáo mô tả lâm sàng đầu tiên trong y văn, nhưng nguyên nhân do virus và đường truyền virus thông qua muỗi, phải đến đầu thể kỷ 20 mới được làm rõ.
+ Sốt Dengue (tên khác: sốt breakbone) là do nhiễm flavivirus truyền vào khi bị muỗi Aedes đốt; có thể nhiễm một trong bốn typ huyết thanh.
+ Sinh lý bệnh: Tăng thấm thành mạch + RL đông máu
+ Số it trường hợp virus là nguyên nhân tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến biến chứng xuât huyết hoặc DIC, được biết đến như là sốt dengue xuât huyết (DHF)
+ Khoảng 20-30% DHF phát triển shoc tạo thành hội chứng shock dengue (DSS)
+ Trái với dengue cổ điển, DHF/DSS hay gặp ở trẻ nhỏ & nam giới.
+ Ước tính thế giới: 50-100 triệu ca sốt Dengue và vài trăm nghìn ca Sốt Xuất huyết Dengue mỗi năm.
+ Dịch tễ VN gặp cả 4 typ, chủ yếu typ I, II.

2.Phân loại DXH của OMS
+ Độ I: sốt + Lacet (+)
+ Độ II: sốt + XH tự nhiên, TC giảm, HCT tăng.
+ Độ III: độ II + mạch nhanh nhỏ, HA tụt kẹt.
+ Độ IV: độ II + HA không đo được.

II. Triệu chứng chẩn đoán
1.Tiêu chuẩn Chẩn đoán
(theo CDC & CMDT 2005)
+ Ủ bệnh 7-10 ngày trước khi bùng phát.
+ Bùng phát đột ngột:
 - sốt cao 39.5-41.4
   (với tiền triệu nhức đầu vùng thái dương & sau hốc mắt,
   lạnh run, đau xương thường xuất hiện sau sốt, tăng trong
   case nặng, không thấy trong DHF/DSS ?);
 - viêm họng, nằm bẹp và mệt mỏi quá mức.
+ Đường cong sốt hai pha (Biphasic):
 - pha đầu trong 3-7 ngày; thuyên giảm trong vài giờ tới 2 ngày;
 - pha thứ hai trong 1-2 ngày.
+ Phát ban hai pha:
 - Pha đầu không cố định xuất hiện trong 1-2 ngày sốt đầu,  
 - tiếp sau là ban dạng sởi, dát sẩn hay đốm x.huyết thay đổi
   từ chi thể đến thân trên.
+ Giảm bạch cầu và lượng tiểu cầu trong thể dengue xuất huyết.

2.Triệu chứng Lâm sàng
+ Sốt Dengue (dengue fever)
- Thường không có triệu chứng đặc hiệu, tự hạn chế, sốt hai pha, nhung có thể biểu hiện từ vô triệu chứng đến sốt xuât huyết nặng và shock không hồi phục (dengue shock syndrome).
- Xưng hạch, rối loạn TH, đau bụng, gan to tùy trường hợp
- Kết mạc mắt và da đỏ bừng, phát ban da > 50% trường hợp, thường là vết hay dát sẩn nhỏ xen lẫn vùng da bình thường, Lacet thất thường (+/-).
- Trước khi chứng phát ban của dengue xuất hiện, khó phân biệt với bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da hay bệnh cúm.
- Bệnh Dengue nặng bắt đầu với một khởi phát thình lình sốt cao, lạnh run, và đau như gẫy đứt ép chặt thaí dương và lưng "tên khác - breakbone fever", đái ít, những dấu hiệu cực đoan trên được hỗ trợ thêm bởi viêm họng, nằm bẹp và mệt mỏi quá mức.

+ Sốt Dengue Xuất huyết dengue hemorrhagic fever.
- Thường gặp ở trẻ em sống trong điạ phương, và có khả năng xuất hiện nhất khi nhiễm khuẩn thứ phát với tip huyết thanh 2.
- Sau vài ngày mắc bệnh, xuất hiện dấu hiệu của chảy máu bầm máu (ecchymoses), chảy máu dạ dày-ruột non, và chảy máu cam.
- Một số virus dengue vỏ glicoprotein cùng vị trí với những đoạn của các yếu tố đông máu, kể cả plasminogen, và như vậy sốt dengue xuât huyết có thể biểu hiện giống như một phản ứng tự miễn dịch.
- Một số nhỏ bệnh nhân tiến triển tới hội chứng shoc dengue trong tình trạng sốt cấp tính, biểu hiện các mảng xuất huyết và rò rỉ mao quản nổi bật, biểu hiện trễ hơn như tràn dịch màng phổi, cổ́ chướng, và xu hướng dể phát triển thành shoc.
- Đau bụng liên tục kèm với nôn mửa, sự giảm sút ý thức, và giảm thể nhiệt cần phải chú ý liên quan với phát triển DHF/DSS.

3.Kết quả xét nghiệm
+ Giảm bạch cầu điển hình.
+ Giảm số lượng tiểu cầu (<1000.000) và sự cô máu (hematocrit tăng 20%) thường xuất hiện trong máu bệnh nhân dạng dengue xuất huyết.
+ RL điện giải, toan huyết, BUN tăng; tăng men gan, giảm protein máu và XN biểu lộ DIC.
+ Thiên hướng không đặc hiệu của bệnh hướng đến việc cần XN xác minh cho chẩn đoán, XN thường làm là có test ELISA IgM và IgG G. Nay có test nhanh giống như Quick-test (~ 5USD/1 test):

+ Virut có thể thấy trong máu ở pha cấp, và XN PCR đang được phát triển.
+ Immunohistochemistry là XN dò tim kháng thể cũng có thể được sử dụng.

III.Điều trị
(*) Morens phát biểu rằng lâm sàng đáp ứng tiến bộ nhanh chóng với truyền dịch và điện giải, thậm chí khi trẻ đã trong tình trạng hấp hối với thể nặng của DHF/DSS.
1.Điều trị chung
+ Tuy theo độ:
- độ I: uống;
- độ II: uống + truyền;
- độ III: truyền;
- độ IV: truyền nhanh

+ Cách dùng cụ thể:
- Uống: ORESOL; Truyền RL + DW5%; NS + DW5%.
- Điều trị hướng vào hỗ trợ thể tích và sử dụng các thuốc tăng huyết áp thích hợp.
- Acetaminophen ưu tiên hơn cả dùng để giảm đau.
- Theo dõi tiểu cầu của bệnh nhân thường không hữu ích trong việc dự đóan chảy máu nặng trên lâm sàng.
- Cho kiểm tra sự cô máu (hemoconcentration - hematocrit) có thể giúp trong việc đoán trước những tai biến nặng như sốt dengue xuât huyết hay hội chứng dengue soc.
- Cho phục hồi dần dần hoạt động trong thời gian hồi phục kéo dài.

2.Xử trí sốt Dengue nặng & Dengue XH
+ Truyền theo công thức Halliday & Segar
- 10kg đầu = 100ml/kg x Cận nặng.
- 10-20kg tiếp = 1000ml + 50ml/kg cho phần thêm.
- > 20kg = 1500ml + 20ml/kg vượt của từ 20kg trở lên.

+ Xử trí Xuất huyết:
- XH niêm mạc: thuốc co mạch & nhét bấc chèn.
- XH nội tạng:
  HCT thấp = truyền máu.
  HCT cao = truyền huyết tương, truyền tiểu cầu.

+ Xử trí HC shoc dengue
- IV 20ml/kg truyền nhanh < 20'.
- HCT vẫn cao: tăng 30ml/kg.
- HCT thấp: truyền máu tươi 10ml/kg.
* Chú ý CVP và V nước tiểu trong shoc.

IV.Tai biến - Phòng ngừa
+ Tai biến:
- DHF/DSS có điều trị chết 3%; không điều trị chết 50%.
- Suy nhược, mệt mỏi kéo dài, viêm phổi, suy tuỷ xương, viêm tròng đen mắt, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, tai biến đa dạng về thần kinh như viêm não và viêm tủy ngang...

+ Ngăn ngừa
- Màn, lưới ngăn và dùng chất xua đuổi sâu bọ, đặc biệt vào buổi sáng và buổi chiều muộn.
- Vi bệnh nặng gia tăng trong nhiễm virus thứ phát, nên chế tạo vacxin có hiệu quả đang tích cực triển khai.


EmoticonEmoticon