Bí tiểu cấp tính
I.Đại cương
+ Là cấp cứu hàng đầu của bàng quang không do chấn
thương.
Các nguyên nhân thường gặp là phì đại hoặc ung thư
tiền liệt tuyến, viêm hoặc ap xe tiền liệt tuyến, nhồi máu tiền liệt tuyến, hẹp
niệu đạo, máu cục, dùng thuốc, và bệnh thần kinh, tâm thần.
II.Chẩn đoán
+ Bệnh sử phải bao gồm
- tình trạng đi tiểu trước khi bí tiểu,
- các phẫu thuật niệu khoa trước đây,
- các thuốc đã dùng có tác dụng phụ kháng
cholinergic, đặc biệt là thuốc cảm có chất chống sung huyết niêm mạc mũi và thuốc
kháng histamin.
+ Khám lâm sàng
- phải chú ý vào vùng trên xương mu, để xác định có
cầu bàng quang phải sờ, gõ.
- Trong đa số trường hợp ấn vào bàng quang khi khám
sẽ gây khó chịu và đau.
- Nếu bí tiểu lâu ngày, bệnh nhân không thấy khó chịu
khi ấn vào cầu bàng quang.
- Ấn khám trực tràng có thể cho phép ước lượng được
kích thước tiền liệt tuyến và phát hiện được ap xe tiền liệt tuyến.
III.Ðiều trị
1. Ðặt thông Foley
+Ðặt thông Foley.
- tại chỗ là điều trị được lưa chọn.
- Có vài trường hợp khó đặt thông như hẹp niệu đạo,
phì đại? hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
+Chống chỉ định đặt thông bàng quang:
- chấn thương niệu đạo mới (đái máu + cầu bàng
quang)
- viêm tiền liệt cấp tính
- hẹp niệu đạo (đã mổ)
2. Trường hợp khó đặt thông tiểu
Nếu thông tiểu không vào được bàng quang dễ dàng
nguyên nhân thưòng là do co thắt cơ vòng ngoài, sau khi hẹp niệu đạo, co thắt
hay phì đại cổ bàng quang.
Phì đại tiền liệt tuyến hiếm khi cản trở đường đi của
ống thông vì ống thông có thể dễ dàng đẩy các thuỳ của tiền liệt tuyến qua hai
bên để đi qua, đặt biệt là với ống thông có đường kính số 22Fr.
Nếu bệnh nhân biết hoặc nghi ngờ có hẹp niệu đạo, phải
chụp niệu đạo ngược dòng để đánh giá tình trạng niệu đạo.
Nếu hình ảnh cho thấy rõ ràng chỗ hẹp khít không qua
được, phải mở thông bàng quang qua da trên xương mu để chuyển lưu nước tiểu tạm
thời.
Nếu không có chỗ hẹp rõ, cần sử dụng ống thông có chỗ
cong- cách này thưòng thành công khi đi qua cổ bàng quang.
Ống thông có chỗ cong phải được định hướng trước khi
đặt vào niệu đạo.
3. Ống thông râu tôm
Ống thông râu tôm là ống thông có đường kính nhỏ, đặc,
có nhiều hình thể khác nhau ở đầu.
Do ống thông có thể gây ra những thương tổn nặng cho
niệu đạo, ống thông phải được sử dụng bởi người có kinh nghiệm hoặc phải kiểm
soát được.
Ống thông này thưòng được sử dụng để vuợt qua chỗ hẹp
ở niệu đạo và chỗ lạc đường.
Với chất bôi trơn vừa đủ, ống thông râu tôm sẽ từ từ
vượt qua được chỗ cản ở niệu đạo.
Ống thông đầu tiên sẽ được đặt ở bên trái và đặt thêm
một ống thông khác ngay bên dưới.
Nếu vẫn chưa đủ, có thể đặt thêm ống thông thứ ba,
thứ tư.
Bằng cách xoay và đưa vào từng ống thông râu tôm,
người ta hy vọng có thể đưa được một trong số các ống thông đó qua được chỗ hẹp
vào trong bàng quang.
Nếu có một ống thông râu tôm qua được, người ta lấy
hết các ống thông khác ra và xoắn nối với một ống thông nhỏ 8Fr hoặc 12Fr theo
râu tôm vào bàng quang.
Sau khi ống thông đầu tiên vào được bàng quang, rút
thông này ra khỏi lỗ sáo mà không rút thông râu tôm, sau đó lại tiếp tục vặn đặt
thông thứ hai vào bàng quang.
Tiếp tục đặt các ống thông này vào cho đến khi niệu
đạo được nong ra đủ.
4. Ống thông Council
Sau khi nong chỗ hẹp niệu đạo, bôi trơn tốt và đặt
vào niệu đạo một ống thông dạng Council đầu có xoắn ốc vào trong ống thông
Council và đặt vào niệu đạo thông Van Buren.
Ðầu xoắn ốc gắn vào thông râu tôm và thông râu tôm sẽ
hướng dẫn ống thông đi vào trong bàng quang.
Rút thông stylet và thông râu tôm qua lòng ống thông
và bơm bong bóng giữ thông.
1 nhận xét
EmoticonEmoticon