27/8/15

Bệnh Thấp Tim - Chẩn đoán và cách phòng bệnh

BỆNH THẤP TIM
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Thấp tim: là một bệnh viêm nhiễm toàn thể, biểu hiện ở nhiều cơ quan mà chủ
yếu là ở khớp và tim, bệnh có những đặc điểm sau:
 - Là hậu quả chậm của viêm đường hô hấp trên do liêu cầu tan huyết nhóm A.
 - Xuất hiện thành từng đợt cách nhau hàng tháng, hàng năm có khi cả chục
năm.
 - Cơ chế sinh bệnh nghiêng về tự miễn.
 - Thương tổn van tim có thể mãn tính, tiến triển đưa đến suy tim.
 - Phòng bệnh hữu hiệu.
2. Dịch tễ học thấp tim
 - Tuổi trẻ: 5 -15 tuổi. 
 - Mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng.
 - Sinh hoạt vật chất: bệnh của thế giới chậm phát triểnthứ 3, của những tập
thể sống chen chúc chật chội.
 - Bệnh xảy ra sau viêm họng liên cầu nặng, có khi sau viêm họng liên cầu
không rõ, dễ tái phát ở bệnh nhân thấp tim cũ khi bị tái nhiễm liên cầu.


II. BỆNH NGUYÊN, CƠ CHẾ SINH BỆNH - BỆNH THẤP TIM
1. Bệnh nguyên thấp tim
Liên cầu tan huyết nhóm A là vi trùng gây bệnh do hiện tượng quá mẫn sau
nhiễm liên cầu. Nếu căn cứ vào Protein M thì có khoảng 60 type khac nhau, liên cầu
gây viêm họng thuộc type 1, 2, 4, 12. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%.
2. Cơ chế sinh bệnh
  - Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên
cầu và kháng nguyên tim (mang kháng thể chống liêu cầu và tim, protein M, kháng
nguyên glycoprotein đặc biệt giống protein của van tim).
 - Kháng thể (KT) đặc hiệu: Kháng thể chống tim, chống tế bào não, KT chống
Glycoprotein, Antistreptolysin O. Các kháng thể này tăng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ
4 của bệnh.
 - Cơ địa di truyền: Dễ mắc bệnh, có nguy cơ tái phát kéo dài suốt đời.

III. GIẢI PHẪU BỆNH  - BỆNH THẤP TIM
Thương tổn tiến triển  
1. Giai đoạn đầu: có phù mô liên kết, thâm nhiễm tế bào thoái hóa dạng fibrin, có thể
hoại tử (cơ tim).
2. Giai đoạn sau  thấp tim
 - Có hạt Aschoff nằm gần mạch máu, hạt này được cấu tạo:
+ Trung tâm là một vùng hoại tử dạng fibrin, sau đó đến một vùng tế bào dạng biểu
mô với những tế bào khổng lồ nhiều nhân ngoài cùng là tế bào  đa dạng nhất là
lympho và tương bào.
+ Những nốt này tồn tại nhất là màng trong tim gây ra các nốt sẹo ở van tim và cột
cơ của van tim.
 -Thương tổn ở tim: có thể cả 3 lớp cấu tạo tim và mô liên kết.
  - Màng trong tim: Thương tổn vĩnh viễn van hai lá 40%.Van 2 lá + van động
mạch chủ 40%. Van động mạch chủ đơn thuần 10-15%. Van dày xơ cứng cuộn lại
gây hở, van dính các mép lại gây hẹp.
 - Cơ tim: Giãn các sợi cơ tim, viêm xơ, thâm nhiễm tế bào  đa nhân dạng
Aschoff.
 - Màng ngoài tim: Tổn thương có hình thái sợi không đặc hiệu hay phản ứng
viêm dạng fibrin và thường có dịch màu vàng khoảng 200ml có khi màu đỏ, đục.
 - Tổn thương mô liên kết: Viêm thoái hóa dạng fibrin.
 + Tổn thương khớp: tiết dịch fibrin, vô trùng, không ăn mòn mặt khớp.
 + Thương tổn não: Gặp ở thể vân gây múa giật.
 + Thương tổn da: là các hạt Meynet còn gọi là hạt Aschoff ngoài da.

IV. TRIỆU CHỨNG HỌC - BỆNH THẤP TIM
1. Lâm sàng: Thay đổi nhiều tùy cơ quan bị tổn thương và độ trầm trọng.
1.1. Khởi phát
 - Sốt cao đột ngột dấu nhiễm độc nếu biểu hiện viêm khớp là chính.
 - Sốt từ từ, sốt nhẹ không rõ nếu viêm tim là chính.
1.2. Khớp: Điển hình là viêm các khớp lớn là chính với sưng - nóng - đỏ - đau hạn
chế cử động di chuyển hồi phục nhanh chóng trong vòng 2 - 3 tuần nhất là khi có
điều trị, lành hoàn toàn không để lại di chứng ở khớp, các khớp thường gặp là: khớp
vai, khớp gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân, có khi không viêm điển hình, có vài trường hợp
không biểu hiện ở khớp.
1.3. Tim: Viêm tim là biểu hiện nặng nhất của thấp tim, là biểu hiện duy nhất có để lại
thương tổn quan trọng vĩnh viễn và gây chết người. Có thể gây viêm tim cả 3 lớp cấu
tạo của tim:
 - Viêm màng ngoài tim
+ Tiềm tàng gây đau vùng trước tim.
 + Có khi nghe được tiếng cọ màng ngoài tim.
 - Viêm cơ tim 
+ Tiếng tim mờ
+ Suy tim nhịp nhanh, có tiếng ngựa phi, có ngoại tâm thu, cũng có khi nhịp tim rất
chậm, loạn nhịp. Bloc nhĩ thất các cấp.
 - Viêm màng trong tim:
+ Hay gặp là các tiếng thổi tâm thu ở mõm, tiếng RTC ở mỏm, tiếng thổi tâm trương
ở đáy tim do hở van ĐMC.  
1.4. Những biểu hiện khác 
 - Thần kinh:
+ Múa giật: là những cử động không tự ý, nhanh biên độ lớn ở chi, cổ, mặt. Trương
lực cơ giảm, xuất hiện muộn và thường gặp ở nữ.
+ Viêm não và viêm dây thần kinh cũng có thể gặp.
- Ngoài da
+ Nốt dưới da (hạt Meynet) đường kính vài milimét đến 1cm thường thấy ở mặt duỗi
của các khớp lớn, mật độ chắc không đau, không có dấu hiệu viêm thường xuất hiện
muộn.
+ Ban đỏ vòng: vòng cung không thâm nhiễm, thay đổi nhanh, gặp ở thân và gốc chi.
- Thận: Viêm thận từng ổ: có protein niệu nhẹ, huyết niệu vi thể. Cũng có khi gặp
viêm cầu thận cấp lan tỏa.
 - Phổi và màng phổi: Tràn dịch màng phổi, phù phổi xung huyết một hay hai
bên.
 - Bụng: Đau bụng có khi nhầm với ruột thừa viêm.
2. Cận lâm sàng
2.1. Biểu hiện phản ứng viêm cấp trong máu
- VS tăng cao thường >100 mm trong giờ đầu.
- Bạch cầu tăng 10.000 - 15.000/mm3 chủ yếu đa nhân trung tính.
- Fibrinogen tăng: 6 - 8 g/l; Tăng (2 và gamma Globulin.
- Creactive Protein (CRP) dương tính.
2.2. Biểu hiện nhiễm liên cầu
 - Cấy dịch họng tìm liên cầu: Ngoài đợt viêm chỉ 10 % dương tính.
 - Kháng thể kháng liên cầu tăng trong máu > 500 đơn vị Todd/ml.
 - Antistreptokinase tăng gấp 6 lần bình thường.
2.3. Điện tim: Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, PR kéo dài. Có các rối loạn nhịp: NTT,
bloc nhĩ thất các cấp.
2.4. X quang: Bóng tim có thể lớn hơn bình thường.

V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG - BỆNH THẤP TIM
1.Thể thông thường: Lâm sàng cải thiện rất nhanh.
 - Triệu chứng khớp giảm sau 24h, PR dài ra sau vài ngày, VS tăng sau 2 - 3
tuần.
 - Tất cả các triệu chứng mất sau 2 tháng.
2. Thể nặng 
 - Thấp tim ác tính 
 + Gặp trẻ nhỏ < 7 tuổi.
 + Viêm tim toàn bộ đặc biệt là cơ tim cấp hoặc ở não, thận, phổi.
 + Sốt kín đáo đau khớp ít. 
+ Điều trị ít kết quả.
 - Thể tiến triển
 + Tiến triển chậm hơn. 
 + Có sự nối tiếp các đợt cấp và đợt lui bệnh.
 + Luôn bị di chứng trầm trọng ở tim.   4
3. Thể di chứng: Thường ở màng trong tim:
 - Van hai lá: Tổn thương nhiều nhất gây hở hẹp van 2 lá sau 2 năm.
 -Van động mạch chủ: Hẹp hở van động mạch chủ, hở ĐMC đơn thuần còn
hẹp thì hiếm.
 - Van 3 lá: hiếm, thường kết hợp với các van khác.
4. Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn: biến chứng đáng sợ nhất, Osler hay gặp ở hở
các van hơn là hẹp.
5. Tái phát: Hay gặp ở bệnh nhân không dự phòng tốt.

VI. CHẨN ĐOÁN - BỆNH THẤP TIM
1. Chẩn đoán xác định: Khó khăn trong đợt thấp đầu tiên, dựa vào các tiêu chuẩn
của Jones.
1.1. Tiêu chuẩn chính 
- Viêm tim.
- Ban vòng.
- Viêm khớp.
- Nốt dưới da.
- Múa giật.
1.2. Tiêu chuẩn phụ 
- Sốt 
- Đau khớp 
- PR kéo dài 
- VS tăng, bạch cầu tăng, C Reative Protein (+)
- Tiền sử thấp hay bị bệnh tim sau nhiễm liên cầu.
1.3.Tiêu chuẩn mới bị nhiễm liêu cầu
- Tăng dần nồng độ kháng thể kháng liên cầu.
 - Vừa bị bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine).
Khi chẩn đoán thấp tim phải có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu
chuẩn phụ và mới bị nhiễm liên cầu.
1.4. Những kỹ thuật mới 
- Siêu âm 2 bình diện có thể thấy tràn dịch màng tim, các biến đổi các van tim, mức
độ rối loạn chức năng tim.
- Siêu âm Doppler: Phát hiện hở van 2 lá, van ĐMC, đánh giá mức độ hở.
2. Chẩn đoán phân biệt
2.1. Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm nhiều khớp nhỏ, biến dạng khớp, teo cơ, cứng
khớp, tiến triển kéo dài.
2.2. Viêm khớp do lậu cầu: Viêm 1 khớp thường khớp gối, dịch khớp có vi khuẩn.
2.3. Lao khớp: Cơ thể suy kiệt, sốt dai dẳng, thường sau lao phổi, khớp thường gặp:
khớp háng, cột sống lưng.
2.4. Lupus ban đỏ: Ban hình cánh bướm ngoài da, biến đổi màu da, đau nhiều khớp,
thương tổn thận nặng, tổn thương màng phổi, bụng.
2.5. Viêm màng ngoài tim, cơ tim do virus: Bệnh rầm rộ, cấp tính, sốt cao, cọ màng
ngoài tim, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.

VII. TIÊN LƯỢNG - BỆNH THẤP TIM
Phụ thuộc vào tổn thương tim.
- Nếu không tổn thương tim đợt đầu hoặc viêm tim nhưng tim không to, chẩn đoán
và điều trị sớm, dự phòng đầy đủ, không tái phát thì tiên lượng tốt 90% phòng được
biến chứng tim.
- Nếu tổn thương tim đợt đầu không dự phòng đầy đủ theo phác đồ thì tiên lượng
xấu đi nhiều.
- Theo Fridberg và Jones: 10 - 20% bệnh sau đợt thấp tim đầu sẽ trở thành trẻ tàn
phế. Tử vong sau 2 - 6 năm. 
- Số còn lại sống đến tuổi trưởng thành: - 65% bệnh nhân sinh họat bình thường.
- 25 % sống sức khỏe giảm sút nhiều và là gánh nặng cho gia đình và XH.

VIII. KẾT LUẬN
- thấp tim - Là bệnh gặp ở người trẻ, nguyên nhân do liên cầu.
- Bệnh cảnh đa dạng. 
- Chẩn đoán ban đầu khó, khi chẩn đoán được kể cả kỹ thuật mới thì tim đã bị viêm.
- Diễn biến khó lường, dự phòng suốt đời nói lên tầm quan trọng tác động lên tim
đặc biệt là buồng tim trái.

PHÒNG BỆNH THẤP TIM
Việc phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng bởi vì liên cầu khuẩn có thể khu trú ở đường hô hấp trên hoặc trên da và dễ lây nhiễm.

Cần chú ý biện pháp tuyên truyền để người dân biết lợi ích của việc điều trị viêm họng cho trẻ cũng như hậu quả tai hại của bệnh van tim do thấp đối với trẻ, phổ biến giáo dục sức khỏe cho trẻ giữ vệ sinh, giữ ấm tránh nhiễm lạnh, nâng cao thể chất, khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên cần điều trị sớm và triệt để, một khi phát hiện trẻ có những biểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

1.Phòng thấp cấp I (phòng tiên phát): là phải phát hiện thật sớm và điều trị kịp thời viêm họng do liên cầu, nhằm loại trừ ngay sự nhiễm liên cầu khuẩn, giải quyết các yếu tố thuận lợi gây nhiễm liên cầu khuẩn. Trường hợp đã phát hiện ra nhiễm liên cầu thì cần dùng ngay Penicillin là thuốc được lựa chọn hàng đầu; dùng Benzathyl penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp 4 tuần/1 lần hoặc Penicillin V 250.000 đv x 2 lần/ngày x 10 ngày (theo Hội tim mạch Hoa kỳ và Tổ chức YTTG khuyến cáo), nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì thay thế bằng Erythrommycin uống trong 10 ngày.

2.Phòng thấp cấp II (phòng tái phát): là phòng cho những bệnh nhân đã bị thấp tim và phải bắt đầu ngay khi được chẩn đoán thấp tim, khi đó phải chú ý tuân thủ chế độ điều trị dự phòng thấp tim một cách nghiêm ngặt để dự phòng thứ phát. Khuyến cáo dùng thuốc bằng đường tiêm vì tỷ lệ tái phát thấp tim ở bệnh nhân dùng đường uống cao hơn đường tiêm nhiều, tiêm Penicillin dự phòng một tháng một lần theo chỉ dẫn của thầy thuốc (thuốc như trong phòng thấp cấp I). Các tác giả thống nhất phải điều trị dự phòng thứ phát, ít nhất 5 năm sau đợt điều trị tấn công. Thời gian điều trị dự phòng còn phụ thuộc vào lứa tuổi và cơ địa của từng bệnh nhân. Nếu thấp tim chưa có di chứng van tim thì thời gian dự phòng ít nhất là 5 năm, tốt nhất đến năm 18 tuổi; còn với thể tổn thương nặng ở tim có di chứng van tim thì nên phòng kéo dài suốt đời (khuyến cáo phòng tái phát ít nhất đến năm 45 tuổi).
Dự phòng phải thật kiên trì và tuân thủ theo yêu cầu của Bác sỹ, cần thiết và tôn trọng chế độ phòng thấp tim cấp II, tiêm (hoặc uống) thật đều đặn để dự phòng các đợt thấp tái phát và theo dõi tim mạch định kỳ.
      Chúc các bạn luôn học tập tốt và thật nhiều hạnh phúc!
” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “


EmoticonEmoticon